Hụt hẫng sau khi cưới

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng hụt hẫng sau khi cưới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp tránh tình trạng này nhé

Cảm giác hụt hẫng là gì?

Hụt hẫng là một trong những cảm xúc tiêu cực của con người. Nó cho thấy bản thân người đó cảm thấy thất vọng, xuống tinh thần, thậm chí là không muốn làm bất kỳ việc gì. Thường thì cảm giác hụt hẫng xuất hiện khi người ta trông đợi một điều gì đó tốt đẹp. Tuy nhiên, điều mà người đó trông đợi lại không như ý muốn, từ đó xuất hiện cảm giác hụt hẫng. Cảm giác hụt hẫng luôn pha lẫn sự thất vọng và chán nản.

Hụt hẫng có thể xuất hiện trong nhiều lĩnh vực và đám cưới cũng không phải là một ngoại lệ. Rất nhiều cặp đôi yêu nhau đã tiến đến kết hôn. Mặc dù vậy, không ít các  bạn trẻ đã rơi vào trạng thái hụt hẫng khi chuyển từ người yêu sang vai trò người vợ, người chồng.

Nguyên nhân hụt hẫng sau khi cưới

Chưa chuẩn bị tâm lý cho cuộc sống hôn nhân

Có những bạn tuổi đời còn rất trẻ đã tiến đến kết hôn. Những bạn trẻ này chưa đủ kinh nghiệm sống, cũng như chưa từng trải qua những sóng gió của cuộc đời. Vì thế, họ cứ nghĩ hôn nhân chỉ toàn màu hồng.

Sau khi kết hôn, cuộc sống sẽ thay đổi 180 độ so với cuộc sống độc thân. Họ sẽ có nhiều mối quan hệ hơn như là cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, rồi anh chị em vợ, anh chị em chồng … Càng nhiều mối quan hệ thì càng có khả năng xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Đặc biệt là đối với các cặp vợ chồng sống chung với cha mẹ và anh chị em. Chính những mâu thuẫn, cãi nhau giữa các mối quan hệ này làm cho người chồng đứng ở giữa không biết nên đứng về phía nào. Người vợ thấy chồng không đứng về phía mình sẽ có cảm giác thật thất vọng, hụt hẫng cho mối hôn nhân này.

Nói như thế không có nghĩa là những bạn trẻ dọn ra sống riêng không rơi vào trạng thái này. Sống riêng hoàn toàn vẫn có thể rơi vào trạng thái hụt hẫng khi vợ chồng phân chia việc nhà không hợp lý. Vợ thì bảo chồng toàn đi làm xong rồi về ngủ không phụ việc nhà cửa. Chồng thì bảo vợ là không đảm đang việc nhà có chút xíu mà làm cũng không xong.

Khi yêu nhau, thói quen tật xấu được che đi, chỉ thấy cái tốt, cái đẹp

Một nguyên nhân nữa khiến cho bạn trẻ rơi vào tình trạng hụt hẫng sau khi cưới chính là họ chỉ thấy điều tốt đẹp khi yêu nhau. Chỉ sau khi kết hôn, sống chung với nhau một thời gian thì những thói quen, tật xấu của đối phương mới từ từ được hiện hình.

Quả đúng vậy, khi đang yêu nhau, ai cũng trao cho nhau những điều đẹp nhất, những điều thơ mộng nhất, ý nghĩa nhất cho đối phương. Vì họ muốn giữ gìn hình ảnh của mình thật đẹp trong mắt của người yêu mình. Còn những nhược điểm, thói quen, tật xấu thì họ sẽ che đi không để cho đối phương thấy được.

Tuy nhiên, đã là con người thì ai cũng phải có những thói xấu, những nhược điểm của mình. Những thói xấu này sẽ từ từ bộc lộ trong đời sống đôi vợ chồng mới cưới. Chính những thói xấu này làm cho họ cảm thấy hụt hẫng, thất vọng, chán nản. Thậm chí có người cho rằng họ có cảm giác bị mắc lừa khi kết hôn với người vợ hoặc người chồng của mình.

Áp lực tài chính sau hôn nhân.

Vấn đề tài chính cũng là một vấn đề làm cho các cặp đôi rơi vào tình trạng hụt hẫng sau khi cưới. Các vấn đề tài chính này thường là các vấn đề như là ai sẽ là người giữ tiền. Ai sẽ chi trả các loại chi phí điện nước, Internet, điện thoại … Ai sẽ là người phụ trách chi phí đi chợ hàng ngày. Nếu có con sớm thì lại thêm khoản tiền tả, tiền sữa cho con nữa.

Những cặp đôi có nhà ở riêng hoặc ở chung với ba mẹ thì bớt được một khoản tiền nhà. Còn các cặp nào mà mướn nhà ở thì mỗi tháng lại phải đau đầu với khoản tiền nhà nữa.

Áp lực tài chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hụt hẫng sau khi cưới
Áp lực tài chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng hụt hẫng sau khi cưới

Trong trường hợp cả hai vợ chồng đều có thu nhập tốt vấn đề tài chính chỉ xoay quanh chuyện ai sẽ là người nắm hầu bao trong nhà. Còn trường hợp thu nhập không tốt thì họ còn phải loay hoay chuyện cơm, áo, gạo, tiền, nhà cửa, con cái … Những điều này là điều mà những bạn trẻ kết hôn quá sớm hoàn toàn chưa hình dung ra được trong cuộc sống hôn nhân.

Khác biệt về cá tính và văn hóa vùng miền

Khác biệt về cá tính cũng làm cho cả hai dễ rơi vào hụt hẫng sau khi cưới. Sự khác biệt về cá tính này có thể là:

      – Người thì rộng rãi, người thì tiết kiệm.
      – Người thì sạch sẽ, người thì ở dơ.
      – Người thì cẩn thận, người thì cẩu thả.
      – Người thì siêng năng, người thì lười biếng…

Văn hóa vùng miền cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hụt hẫng sau khi cưới cho cả hai. Có những vùng người ta rất chú trọng lễ nghĩa, lễ nghi. Nơi khác lại thích sự đơn giản. Điều này dễ dàng dẫn đến mâu thuẫn cho cả hai vợ chồng

Giải pháp tránh rơi vào tình trạng hụt hẫng sau khi cưới

Theo các  nhà tâm lý chuyên nghiên cứu về đời sống hôn nhân gia đình thì: hành trình của mỗi cuộc hôn nhân đều có là những biểu đồ hình sin chứ không phải phẳng phiêu như một đường thẳng từ đầu đến cuối. Hành trình của hôn nhân bắt buộc phải trải qua nhiều gia đoạn thăng trầm. Đó có thể là những giai đoạn đau khổ, khó khăn, hụt hẫng, thất vọng cho đến những giai đoạn hạnh phúc, lãng mạn, sung sướng… Đó chính là sự thăng trầm của cuộc sống hôn nhân ở mỗi con người.

Thật ra cũng không quá khó để tránh rơi vào tình trạng hụt hẫng sau khi cưới. Không ít các cặp đôi đã vượt qua được tình trạng này trong gia đoạn đầu của cuộc hôn nhân. Nhưng giải pháp tốt nhất sẽ là giải pháp đầu tiên này

Tìm hiểu kỹ đối phương trước khi quyết định kết hôn

Đây có thể gọi là giải pháp tốt nhất để tránh rơi vào tình trạng hụt hẫng sau khi cưới. Việc tìm hiểu kỹ đối phương giúp họ có thể thấy được những nhược điểm, những tật xấu trong giai đoạn quen nhau. Từ đó họ cân nhắc rằng nếu có thể chấp nhận được các nhược điểm, thói xấu kia thì mới quyết định tiến đến hôn nhân. Còn không chia tay sớm để tránh làm đau khổ cho cả hai.

Nên tìm hiểu kỹ đối phương trước khi kết hôn
Nên tìm hiểu kỹ đối phương trước khi kết hôn

Bàn bạc và thống nhất một số vấn đề trước khi kết hôn

Các cặp đôi trước khi kết hôn cũng nên ý thức được những nguyên nhân có thể gây ra tranh cãi. Từ đó nên ngồi lại với nhau, bàn bạc, thống nhất các vấn đề này trước khi tiến đến hôn nhân. Các vấn đề này có thể là các vấn đề tài chính như ai sẽ giữ tiền, ai là người trả các hóa đơn. Ngoài ra, còn có các vấn đề liên quan đến việc nhà nữa. Ai là người nấu ăn, rửa chén, lau nhau…

Bằng lòng với người bạn đời của mình

Tất cả mọi người ai cũng vậy, đám cưới là thời điểm mà cả hai đều cảm thấy mình hạnh phúc nhất. Những điều lãng mạn, ngọt ngào, bay bổng và cảm giác lân lân ở bên cạnh người vợ, người chồng của mình thật là thích. Nhưng cuộc vui nào cũng sẽ kết thúc, bữa tiệc nào cũng phải tàn. Sau đám cưới chính là thời điểm mà hàng trăm vấn đề sẽ bắt đầu xuất hiện. Những thói hư, tật xấu được che giấu khi đang trong giai đoạn yêu nhau của mỗi người sẽ từ từ hé lộ. Vì họ đã ở chung 1 nhà rồi nên không còn câu nệ và giữ ý tứ nữa. Những cãi vả sẽ xuất hiện từ những vấn đề đó.

Bằng lòng với người bạn đời của mình
Bằng lòng với người bạn đời của mình

Hãy chấp nhận những thói xấu của người bạn đời và bằng lòng với những ưu điểm, nhược điểm của họ sẽ khiến cho bạn dễ dàng chấp nhận và bỏ qua mọi thứ hơn. Bằng lòng với người bạn đời của mình sẽ giúp bạn tránh rơi vào tình trạng hụt hẫng sau khi cưới . Từ đó xây dựng được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và bền vững cho chính mình.

Hãy nhìn vào mặt tích cực của người bạn đời

Vâng, giải pháp tránh rơi vào tình trạng hụt hẫng sau khi cưới chính là hãy nhìn vào những mặt tích cực của người bạn đời. Đừng nhìn vào những mặt tiêu cực của họ. Với cách nhìn này, bạn sẽ dễ dàng cảm thấy cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao.

>>> Xem thêm: Ai sẽ trả tiền đãi tiệc cưới?

>>> Xem thêm: Có nên kết hôn vào năm tuổi?

, , , , , , ,

2 bình luận trong “Hụt hẫng sau khi cưới

  1. Theo mình thì một khi đã quyết định về sống chung thì điều đầu tiên cả hai cần phải thảo luận là vấn đề tài chính: thu nhập hằng tháng bao nhiêu, những khoản chi chung và chi riêng, trách nhiệm với bên nội, bên ngoại…
    Đừng bao giờ cho đó là chuyện vặt. Cái thứ mà người ta không muốn đem ra bàn bạc lại chính là nguyên nhân đầu tiên khiến đời sống vợ chồng khủng hoảng trong những năm đầu chung sống.

  2. Đàn ông khi đeo đuổi con gái thì thanh lịch, sạch sẽ, nói lời ngôn tình. Khi đã có vợ rồi thì ôi thôi. Ngáy to khi ngủ, thường xuyên quên tắm, lười thăm hỏi bố mẹ vợ. Ngủ dậy thì đầu bù tóc rối, mặt mũi kèm nhèm trong bộ dạng khó coi.
    Ngoài ra còn thường xuyên say xỉn, các lời nhắn ngôn tình biến mất và tuyệt chủng, thay vào đó là những cú điện thoại thông báo : Tối nay anh đi nhậu không về ăn cơm.
    Thiệt hết biết luôn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *