Đám cưới người Hoa ở Việt Nam có rất nhiều phong tục đặc trưng và khác biệt so với người Việt. 8 phong tục cưới hỏi dưới đây được xem là những phong tục đặc trưng nhất trong lễ cưới của người Hoa. Hãy cùng khám phá nhé.
Người Hoa ở Việt Nam nói chung hay ở đất Sài Gòn nói riêng là một cộng đồng có nền văn hóa rất đặc sắc và đa dạng. Nó không chỉ tồn tại trong các lĩnh vực âm nhạc, hội họa, trang phục, tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh … mà nó còn biểu hiện trong văn hóa cưới hỏi nữa. 8 phong tục cưới hỏi dưới đây được xem là những phong tục đặc trưng nhất trong lễ cưới của người Hoa. Hãy cùng khám phá nhé.
Phong tục lấy lá số so tuổi của người Hoa
Đôi trai gái yêu nhau, tìm hiểu nhau nếu có ý định tiến tới hôn nhân thì chàng trai sẽ thưa chuyện với gia đình chàng trai. Gia đình chàng trai sẽ qua nhà cô gái để xin sự chấp thuận từ bên nhà gái, sau khi được nhà gái chấp nhận sẽ lấy tuổi của cô gái về xem. Nếu tuổi của cô gái và chàng trai không hợp nhau, nằm trong tứ hành xung thì thường không được gia đình ủng hộ.
Tuy nhiên hiện nay, phong tục lấy tuổi này cũng còn nhưng không còn quá quan trọng như trước kia nữa. Sự tiến bộ trong cách suy nghĩ của người Hoa hiện nay đã làm cho hôn nhân của những bạn trẻ người Hoa trở nên dễ dàng hơn. Hợp tuổi hay không không quá quan trọng nữa mà quan trọng nhất là hai bạn trẻ phải thật lòng yêu nhau để xây dựng được một gia đình hạnh phúc.
Phong tục truyền thống trong lễ ăn hỏi của người Hoa
Sau khi lấy lá so tuổi, nếu cả hai hợp tuổi nhau thì nhà trai sẽ đến cùng với một người nữa được gọi tên là bà mai mối, bà mai mối sẽ đai diện nhà trai xin cưới cô gái. Bà mai mối là người mang duyên lành đến để giúp chàng trai và cô gái gắn kết với nhau. Lúc này nhà trai sẽ mang những lễ vật gồm có:
- 1 mâm quả quýt: Nhà trai phải dán từng chữ Hỷ lên từng trái quýt trước khi mang sang nhà cô gái
- 4 món Hải vị ( mỗi món ăn đại diện cho một phương): nấm đông cô, tóc tiêm, tôm khô, mực khô.
- 1 cặp gà còn sống( gà mái và gà trống)
- 1 con heo quay cùng với bánh cưới
Nhà gái ưng thuận sẽ mời nhà trai ở lại cùng ăn cơm, sau đó chàng trai cùng bố mẹ đi về, cho bà mối ở lại thỏa thuận với nhà gái về lễ vật và tiền dẫn cưới.
Lễ nghinh thân trong đám cưới người Hoa
Trước khi chú rể lên đường đón cô dâu, bố mẹ chú rể đều lì xì cho chú rể, để chú rể lấy hên, và chú rể phải cảm tạ. Bố chú rể sẽ khoác cho chú rể áo vest khoác và cài hoa lên áo, mẹ chú rể sẽ trao cho chú rể bó hoa cưới tươi thắm. Trong đoàn rước dâu đa phần là bạn bè của chú rể và họ hàng gần.
Khi rước dâu, trong phong cách của người Quảng Đông thường thích đi đường vòng, đường đi và đường về khác nhau, có thể rước cô dâu rồi đi vòng đâu đó chụp hình, rồi mới về nhà chú rể, phong tục này giúp cho nhà chú rể chuyển vận gặp nhiều may mắn hơn. Xe rước dâu đến nhà cô dâu, em trai cô dâu hoặc em họ cô dâu sẽ giúp chú rể mở cửa xe, người mở cửa sẽ dâng trà cho chú rể, chú rể uống trà và lì xì cho em vợ.
Phong tục phát lì xì trong đám cưới người Hoa
Không chỉ trong các dịp lễ Tết mà cả trong các sự kiện đám cưới, đám chỏi của người Hoa và người Quảng Đông tại Việt Nam đều có lì xì
Bao lì xì đỏ mang ý nghĩa may mắn, thuận lợi, mọi sự thuận buồm xuôi gió. Chính vì thế trong đám cưới người nhà cô dâu, chú rể đều phát lì xì cho những khách đến tham dự lễ cưới.
Ngày trước trong đám cưới của người Hoa sẽ có bà mai hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo các quy tắc, sau này thì công việc này được phụ trách bởi thợ quay phim, chụp ảnh, và hướng dẫn luôn cả hôn lễ. Mặc dù vậy, những phong tục truyền thống đặc trưng của người Hoa vẫn do những bậc cha chú hướng dẫn và cử hành và truyền lại cho con cháu để gìn giữ và phát huy.
Tục chặn cửa trong phong tục cưới hỏi của người Hoa
Khi biết thông tin đoàn rước dâu của chú rể đến nơi, chị em, bạn bè bên nhà gái sẽ đóng chặt cửa, bên nhà gái sẽ cử một số chị em đứng trước cửa và khóa cửa lại bằng chốt cẩn thận. Những chị em ở bên ngoài cửa sẽ nghĩ ra nhiều trò để phá chú rể, làm khó cho đoàn rước dâu như bắt chú rể hát, uống nước, ăn bánh, hít đất,yêu cầu chú rể lì xì… Chú rể được phép nhận viện trợ từ các bạn nam trong đoàn rước dâu nếu gặp những tình huống khó cho đến khi những người bên nhà gái cảm thấy hài lòng thì mới chịu mở cửa.Tiền lì xì cho hội chị em chặn cửa thường lấy số 9 (trường cửu) hoặc số 8(phát tài), tiền lì xì được chia đều cho các chị em.
Sau khi vào đến nhà cô dâu, chú rể sẽ cùng với cô dâu bái lạy tổ tiên, sau đó tiến hành dâng trà mời bố mẹ, họ hàng cô dâu ăn “hỷ quả”, “hỷ quả ” là các loại mứt: hạt sen, táo đỏ, mứt gừng, mứt dừa, …), các loại hạt này mang ý nghĩa may mắn. Sau đó người nhà cô dâu chúc mừng cô dâu chú rể bằng cách lì xì hoặc tặng trang sức.
Phong tục khóc trước khi xuất giá trong đám cưới người Hoa
Theo phong tục xưa của người Hoa: cô dâu trước khi xuất giá phải khóc ” càng khóc càng phát”, mang lại ý nghĩa là cô dâu trước khi đi lấy chồng mà khóc nhiều thì sẽ mang lại nhiều may mắn, nếu không khóc được thì phải làm mọi cách để khóc.
Ngày nay, việc nghi lễ khóc lóc thảm thiết đã không còn nữa, nếu có khóc thì do cô dâu nhìn lại công dưỡng dục của cha mẹ mà bật khóc, hoặc khóc vì niềm hạnh phúc.
Phong tục cầm dù, tung gạo và chui quần anh trai trong lễ cưới của người Hoa
Trước đây, phong tục của người Hoa cô dâu sẽ được đút cơm đùi gà và cô dâu được cõng ra cửa. Nhưng thời nay phong tục đó đã không còn nữa, thay vào đó, và phong tục mời một người phúc hậu che dù cho cô dâu,và một người đi theo sau tung gạo.
Nếu cô dâu, hoặc chú rể đám cưới trước anh trai ruột của mình (được gọi là “leo qua đầu”), thi cô dâu và chú rể sẽ phải bước qua cửa chính phía trên có treo quần của anh trai, nhưng phong tục này cũng được thay đổi dần có thể treo quần anh trai ở cửa phụ, hoặc có người thì tặng bộ đồ mới cho anh trai.
Tiệc cưới tại nhà hàng trong đám cưới của người Hoa
Các nghi lễ cưới truyền thống của người Hoa thường được cử hành tại nhà riêng. Còn nghi lễ chúc phúc lại được họ cử hành tại nhà hàng tiệc cưới khi đãi tiệc. Tiệc rượu chúc mừng hạnh phúc thường được người Hoa tổ chức tại nhà hàng vào buổi tối. Các nhà hàng ở khu vực các quận 5,6, 11 thường được người Hoa lựa chọn để tổ chức tiệc cưới.
Bắt đầu tiệc, hai bên gia đình sẽ lên sân khấu cùng cô dâu chú rể ra mắt khách mời, cô dâu chú rể rót sâm banh mời bố mẹ hai bên, sau đó cô dâu và chú rể xỏ tay nhau uống rượu giao bôi, và cùng nhau cắt bánh kem.
Sau đó cô dâu chú rể sẽ đến từng bàn tiệc để nhận lời chúc từ khách mời và mời rượu khách mời, bạn bè, chụp hình cưới chung với khách mời. Khi tiệc cưới kết thúc là lúc đám cưới cũng khép lại.
Tiệc cưới của người Hoa, tại Sài Gòn mang đậm bản sắc dân tộc mặc dù họ không sống ở quê hương, nhưng vẫn gìn giữ những phong tục của quê Hương mình.
>>> Xem thêm: 6 điều cần tránh khi thuê dịch vụ trang trí gia tiên
>>> Xem thêm: 6 bí quyết thiết thực tiết kiệm tiền để cưới vợ
lì xì thì người Việt cũng có phát nha
Sính lễ cưới của người Hoa khác hằn so với người Việt mình
Dân tộc nào cũng vậy thôi, có tiền thì làm đám cưới lớn, nhiều nghi lễ, nghi thức , còn không có tiền thì làm đơn sơ, đơn giản
Đi ăn tiệc cưới ở mấy nhà hàng kiểu Trung Hoa đồ ăn đúng là ngon tuyệt
Tui thấy đám cưới người Hoa hay dán chữ Hỷ ở cửa. Còn người Việt thì dán chữ Hỷ ở trên bàn thờ gia tiên
Mấy món kiểu Hoa dầu mỡ nhiều, ăn ngán lắm đâu có ngon như món Việt đâu bạn
Mình thì thấy mấy nhà hàng tiệc cưới bây giờ kết hợp nhiều phong cách đồ ăn khác nhau. Khai vị thì món gỏi của người Việt, món chính thì có heo sữa quay, vịt quay, gà quay … của kiểu Hoa, đến món lẩu thì Tomyum kiểu Thái Lan. Cuối cùng là món bánh tráng miệng kiểu Tây.
Nói chung là thực đơn tiệc cưới giờ như món lẩu thập cẩm
phong tục đám cưới người hoa lạ ghê