Mâm quả cưới miền Bắc gồm bao nhiêu tráp?

Mâm quả cưới miền Bắc theo phong tục truyền thống có những điểm chung cũng có những nét riêng so với những vùng miền khác.

Cùng khám phá mâm quả cưới miền Bắc có bao nhiêu tráp và bao gồm những sính lễ nào để có cái nhìn tổng quan về tục lệ cưới ở khu vực này.

Ý nghĩa của mâm quả cưới trong lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi còn được gọi là đám hỏi hay lễ đính hôn. Nghi lễ này là một trong số các nghi thức quan trọng nhất trong đám cưới. Thông qua lễ hỏi thì hôn nhân của hai bạn trẻ đã chính thức được sự chấp thuận và đồng ý của hai gia đình. Cũng chính vì sự quan trọng đó mà lễ ăn hỏi rất được quan tâm và được tổ chức rất long trọng với rất nhiều mâm quả và sính lễ.

Tất cả các sính lễ này đều được dùng với mục đích để xin hỏi cưới người con gái của bên nhà gái về làm dâu bên nhà trai. Lễ này thể hiện lòng kính trọng của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô dâu.

Số lượng sính lễ cưới trong lễ hỏi cũng thể hiện sự sung túc, giàu có cũng như sự chuẩn bị chu đáo của nhà trai. Vì thế, để tạo ra một lễ hỏi hoành tráng trong mắt của các bà con, họ hàng, cả nhà trai và nhà gái đều chuẩn bị rất cẩn thận và đầy đủ.

Mâm quả cưới miền bắc gồm bao nhiêu tráp?

Theo nghi lễ cưới truyền thống của người miền Bắc thì trong lễ hỏi, nhà trai phải mang sính lễ sang nhà gái để hỏi vợ cho người con trai. Sính lễ cưới của người Việt rất đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền đều có những phong tục sính lễ khác nhau. Ngoài nữ trang và trang sức thì theo phong tục mâm cưới của người miền Bắc sẽ có từ 3 đến 11 mâm. Số lượng mâm quả sính lễ nhiều hay ít tùy theo khả năng tài chính của nhà trai, cũng như sự thỏa thuận của nhà gái và nhà trai trong lễ chạm ngõ.

Tất cả các lễ vật được sắp xếp rất đẹp theo hình tháp và bày trong mâm quả son son thếp vàng, phủ khăn thêu rồng phụng màu đỏ có tua vàng. Số lượng mâm quả được sử dụng trong lễ ăn hỏi luôn là số lẻ, từ 3,5,7,9 đến 11 mâm. Người miền Bắc quan niệm rằng số lẻ là số dương tượng trưng cho con người, mang nhiều điều tốt. Cũng theo quan niệm này mà rất nhiều câu ca dao đều có chứa những từ chỉ số lẻ như là:

Quá tam ba bận
Uốn ba tất lưỡi
Năm lần bảy lượt

Lễ 3 tráp bao gồm:

  – Mâm trầu cau
  – Mâm trà,
  – Mâm bánh trái

Lễ 5 tráp bao gồm:

  – Mâm trầu cau
  – Mâm trà,
  – Mâm bánh trái
  – Mâm rượu
  – Mâm mứt hạt sen

Lễ 7 tráp bao gồm

  – Mâm trầu cau
  – Mâm trà,
  – Mâm bánh trái
  – Mâm rượu
  – Mâm mứt hạt sen
  – Mâm hoa quả kết rồng phụng
  – Mâm heo quay

Lễ 9 tráp bao gồm

  – Mâm trầu cau
  – Mâm trà,
  – Mâm bánh trái
  – Mâm rượu
  – Mâm mứt hạt sen
  – Mâm hoa quả kết rồng phụng
  – Mâm heo quay
  – Mâm xôi gấc
  – Mâm bánh dẽo hoặc bánh nướng hay bánh phu thê

Lễ 11 tráp bao gồm

  – Mâm trầu cau
  – Mâm trà,
  – Mâm bánh trái
  – Mâm rượu
  – Mâm mứt hạt sen
  – Mâm hoa quả kết rồng phụng
  – Mâm heo quay
  – Mâm xôi gấc
  – Mâm bánh dẽo hoặc bánh nướng hay bánh phu thê
  – Mâm mâm thuốc lá
  – Mâm tháp bia lon

Hầu hết các đám cưới miền Bắc đều chọn lễ 5 hoặc 7 tráp vì đây là số lượng tráp không quá nhiều, cũng không quá ít lại đầy đủ các sính lễ cần thiết.

Ngược lại với số lượng tráp chỉ chọn số lẻ thì số lượng sính lễ bên trong tráp người miền Bắc luôn chọn số chẵn và luôn đi thành từng cặp như là:

    – Mâm cau thì phải có 100 quả
    – Mâm bánh thì phải gồm 100 cái
    – Rượu trà thì phải 1 cặp

Số chẵn tượng trưng cho việc có cặp có đôi. Họ chọn sính lễ bên trong tráp cưới số chẵn để cầu chúc cho hạnh phúc của cặp vợ chồng son luôn luôn sinh sôi nảy nở, con đàn cháu đống, sống đến đầu bạc răng long.

Các loại mâm quả cưới của miền Bắc

Mâm trầu cau

Ca dao tục ngữ có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Từ thời xa xưa, ông cha ta mượn trầu cau như là một vật để khởi đầu một câu chuyên. Phong tục trầu cau này được truyền cho tới thời nay. Mặc dù hiện nay, phong tục ăn trầu đã gần như không còn nữa, nhưng phong tục dùng trầu cau để bắt đầu câu chuyện cưới hỏi vẫn còn phổ biến.

Mâm trầu cau đám cưới
Mâm trầu cau đám cưới

Cũng vì vậy, trầu cau là mâm quả đầu tiên và không thể thiếu trong bất kỳ một lễ ăn hỏi hay lễ cưới nào tại Việt Nam nói chung và tại miền Bắc nói riêng. Người ta mượn trái trầu miếng cau để bắt chuyện cưới xin.

Mâm trà rượu

Từ thời xưa người ta đã quan niệm rằng: “Khách đến nhà không trà thì rượu”. Nghĩa là trà và rượu luôn là loại thức uống được sử dụng để mời khách. Do vậy, trà và rượu luôn hiện diện trong mâm quả cưới miền Bắc.

Tráp trà rượu
Tráp trà rượu

Người ta không chỉ sử dụng trà và rượu như một thứ sính lễ cưới, mà người ta còn dùng trà và rượu để dâng lên bàn thờ tổ tiên nữa. Tục lệ này như là một lời mời gởi đến tổ tiên chứng giám cho hôn lễ của con cháu trong gia đình.

Mâm mứt hạt sen

Mâm mứt hạt sen trong sính lễ cưới đặc biệt chỉ có tại khu vực miền Bắc. Tại các đám cưới của người miền Trung hay miền Nam rất hiếm khi có mâm mứt hạt sen trong sính lễ cưới. Mứt hạt sen có vị ngọt bùi và mùi thơm dìu dịu như là đại diện cho sự dịu dàng và ngọt ngào của nàng dâu tương lai đối với chồng. Người ta mong rằng mứt hạt sen sẽ đem đến tình cảm nồng nàn, sâu đậm cho đôi uyên ương trong cuộc sống vợ chồng.

Mâm trái cây.

Việt Nam là vùng đất của trái cây. Khắp đất nước Việt Nam từ Bắc vô Nam đều có những loại trái cây đặc sản của từng vùng miền. Với sự đa dạng đó, trái cây đương nhiên cũng trở thành một phần sính lễ cưới đặc trưng trong phong tục cưới hỏi của người Việt chúng ta. Có thể nói rằng không chỉ ở miền Bắc, mà cả ở miền Trung và miền Nam người ta đều dùng trái cây để làm sính lễ cưới. Có khác nhau thì chỉ ở các loại trái cây dùng để làm sính lễ mà thôi.

Tráp hoa quả đám cưới
Tráp hoa quả đám cưới

Có một số người tài chính khá thì sử dụng các loại trái cây nhập khẩu đắt tiền. Nhưng đa số mọi người hay chọn các loại trái cây đặc sản của vùng đất mình sinh sống để làm sính lễ cưới. Tuy nhiên có 1 quy tắc chung khi chọn trái cây là họ tránh những loại trái có vị chua hoặc vị cay. Bên cạnh đó những trái có hình dạng bên ngoài xấu xí hay có gai nhọn như mít, sầu riêng … cũng bị loại bỏ. Những loại trái cây phổ biến trong mâm quả cưới miền Bắc là trái táo, nho, xoài, thanh long, mãn cầu.

Mâm bánh cốm

Cũng giống như mâm mứt hạt sen, mâm bánh cốm là một trong những sính lễ cưới đặc trưng của người miền Bắc.

Bánh cốm là loại bánh có nhân làm từ đậu xanh, dừa nạo, mức bí hoặc mức sen. Bánh có màu xanh lá cây được bộc bên ngoài bằng tấm nylong trong suốt, trước khi được cho vào hộp giấy vuông.

Tráp bánh cốm đám cưới
Tráp bánh cốm đám cưới

Nhiều người cho rằng loại bánh này có nguồn góc từ truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Bánh cốm có hình vuông. Trong tư tưởng của người xưa thì “Trời Tròn Đất Vuông” thì bánh cốm đại diện cho đất mẹ bao la.

Do phong tục tập quán bên cạnh yếu tố địa lý và khí hậu, bánh cốm chỉ phổ biến ở các tỉnh miền Bắc. Vì vậy bánh cốm thường được sản xuất tại khu vực đồng bằng sông Hồng, còn từ miền Trung trở vào Nam không phổ biến loại bánh này.

Mâm hoa quả kết rồng phụng

Mâm hoa quả kết rồng phụng thuộc loại sính lễ đắt tiền. Đắt tiền không phải do trái cây đắt mà là do tất cả các loại hoa và trái được người nghệ nhân đan kết bằng tay khéo léo tạo ra hình rồng phụng tuyệt đẹp.

Rồng được xem là đại diện cho người con trai. Ở phương Đông, rồng là linh vật linh thiêng, có sức mạnh và uy quyền. Nó cũng là con vật đứng đầu trong tứ linh. Khi nói đền rồng người ta thường gắn với biểu tượng vua chúa.

Mâm hoa quả kết rồng phụng
Mâm hoa quả kết rồng phụng

Phụng hay còn được gọi là phượng hoàng là con vật chúa tể của các loài chim. Phượng hoàng có lông ngũ sắc và thường xuất hiện báo hiệu cho điềm lành. Nó đại diện cho người con gái tài sắc vẹn toàn.

Tuy không phải đám cưới nào của miền Bắc cũng có mâm hoa quả kết rồng phụng, nhưng nếu có thêm mâm hoa quả kết rồng phụng thì sính lễ cưới trở nên rất hoành tráng và bắt mắt.

Mâm heo quay

Heo quay nguyên con là một những sính lễ cưới trang trọng và bắt mắt nhất. Người ta thường chọn heo quay nguyên con làm sính lễ cưới chứ không sử dụng thịt heo đã chặt ra từng miếng. Tùy theo điều kiện tài chính và tình hình thực tế mà có thể chọn heo quay có trọng lượng cao hay trọng lượng thấp.

Mâm heo quay đám cưới
Mâm heo quay đám cưới

Heo quay được đặt trên 1 khay riêng, được gói lại bằng giấy kiếng. Nếu heo nhỏ thì 1 người bê, còn heo to phải có ít nhất 2 người bê. Trên thân heo được dán chữ song hỷ màu đỏ. Một số nơi, người ta còn trang trí nơ hồng hoặc các loại một số hoa lá trên đầu heo quay nữa.

Mâm xôi gấc đậu xanh

Người miền Bắc thích sử dụng xôi gấc làm sính lễ cưới vì màu sắc của chính loại xôi này. Xôi gấc được nấu từ trái gấc cho ra màu đỏ tươi rất đẹp. Màu đỏ chính là màu của sự may mắn, của đại cát đại lợi.

tráp xôi gấc
Mâm quả xôi gấc

Xôi gấc đậu xanh trong mâm quả cưới của người miền Bắc được đặt nắn hình trái tim và xếp thành hình tròn đặt gọn trong tráp cưới. Đậu xanh được nắn thành hình chữ song hỷ và gắn lên trên phía mặt của từng trái tim. Người ta dùng giấy kiếng bộc lại và thêm 1 chiếc nơ xinh xắn ở giữa để thêm trang trọng.

Mâm bánh dẽo hoặc bánh nướng

So với các loại sính lễ cưới trên thì bánh dẽo và bánh nướng trong mâm quả cưới của người miền Bắc ít phổ biến hơn. Người ta thích dùng loại bánh xu xê và bánh cốm hơn là bánh dẽo và bánh nướng. Mặc dù vậy, trong lễ 11 tráp cưới thì một số người cũng đặt loại bánh dẽo hoặc bánh nướng để đa dạng hóa sính lễ cưới của bên nhà trai.

Mâm bia lon và mâm thuốc lá

Cũng giống như mâm bánh dẽo và bánh nước, mâm bia lon và mâm thuốc lá chủ yếu làm phong phú và hoành tráng hơn sính lễ cưới của nhà trai.

tráp bia
tráp bia lon

Hai mâm sính lễ này không phải là dạng sính lễ đặt biệt mà nó thuộc dạng hàng phổ biến có thể tìm mua ở bất kỳ nơi đâu. Sự khác biệt chỉ ở khâu trang trí và xếp nó vào tráp với hình dạng bắt mắt mà thôi.

>>> Xem thêm: 8 tiêu chí chọn nhà hàng tiệc cưới hoàn hảo

>>> Xem thêm: 4 lý do bạn nên du lịch trăng mật ngay sau đám cưới

, , , , ,

1 bình luận trong “Mâm quả cưới miền Bắc gồm bao nhiêu tráp?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *