PHONG TỤC VÀ LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI DAO Ở VIỆT NAM

Dân tộc Dao là một trong những dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tuy chỉ chiếm một số lượng dân số không nhiều, nhưng lễ cưới của người Dao ở Việt Nam cũng mang nhiều sắc thái độc đáo và riêng biệt.

Về người dân tộc Dao ở Việt Nam

Nguồn góc người Dao ở Việt Nam

Người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, việc chuyển cư sang Việt Nam kéo dài suốt từ thế kỷ XII, XIII cho đến nửa đầu thế kỷ XX. Họ tự nhận mình là con cháu của Bản Hồ (Bàn vương), một nhân vật huyền thoại rất phổ biến và thiêng liêng ở người Dao

Nơi sinh sống của người Dao tại Việt Nam

Dân tộc Dao của Việt Nam cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ Việt Nam. Cụ thể, đa phần tại các tỉnh như Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Quảng Ninh, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lai Châu, Hòa Bình, v.v.

Phong tục và lễ cưới của người Dao

Trai gái muốn lấy được nhau phải so tuổi, bói chân gà xem có hợp nhau không. Có tục chăng dây, hát đối đáp giữa nhà trai và nhà gái trước khi vào nhà, hát trong đám cưới. Lúc đón dâu, cô dâu được cõng ra khỏi nhà gái và bước qua cái kéo mà thầy cúng đã làm phép mới được vào nhà trai.

Phong tục và lễ cưới của Dao ở Việt Nam

Ngày nay đám cưới của người dân tộc Dao ở Việt Nam đã được tinh giản. Các chàng trai và cô gái người Dao hiện tại cũng không kết hôn quá sớm.

Thời gian trước đây, các cô bé và cậu bé người Dao khi đã đến tuổi 12 – 13 thì cha mẹ đã lo việc tìm vợ hoặc gã chồng cho con của mình. Cha mẹ của các chàng trai sẽ về chuẩn bị lễ vật sang xin dâu khi họ thấy vừa mắt một cô gái nào đó cho con trai của mình.

Đoàn đón dâu của nhà trai dân tộc Dao

Vào ngày được chọn, đại diện nhà trai bao gồm 2 thầy cúng gọi là thầy Na Man sẽ làm lễ cúng bái trước bàn thờ gia tiên, thông báo về việc đón thêm người về nhà. Đoàn đón dâu gồm 9 người, trong đó có 6 nam và 4 nữ. Đoàn này sẽ cùng với chú rể và các lễ vật:

  • Muối được gói trong giấy đỏ
  • Trầu cau
  • Rượu trà
  • Các loại bánh
  • Các loại trái cây ….

>>> Xem thêm: Sính lễ cưới truyền thống của người Việt Nam

Đoàn bắt đầu đi từ nhà sang nhà trọ đã được chuẩn bị trước và dừng lại ở đó. Sau đó, 3 cô gái trong đoàn sẽ thay đổi trang phục. Họ sẽ mặc lễ phục: đội nón bạc, đeo các loại trang sức theo nghi lễ….

Trang phục cưới của người Dao
Trang phục cưới của người Dao

Các ải thách cưới của nhà gái

Đến giờ đẹp, đoàn nhà trai rời nhà trọ sang đón dâu. Đoàn sẽ bị chặn lại bởi ải thử thách đầu tiên do bên nhà gái lập ra. Hai bên nhà trai và nhà gái sẽ hát đối đáp với nhau cho đến khi bên nhà gái đồng ý cho qua.

Nhưng đoàn đón dâu cũng phải thưởng tiền cho những người hát đối đáp bên nhà gái, sau đó mới được qua ải.

Cứ như vậy nhà trai sẽ phải trải qua 2 ải nữa. Mỗi ải là một thử thách lớn dành cho những người hát đối đáp.

Họ phải phản ứng nhanh và hiểu rõ về phong tục của người dân tộc Dao mới có thể đưa đoàn nhà trai đến gần nơi ở của cô dâu

Làm lễ tại nhà gái người dân tộc Dao

Qua đủ 3 ải, đoàn nhà trai mới được vào nhà cô dâu và ngồi ở mâm riêng.Lúc này, bên nhà trai sẽ xin nhà gái trao giấy khai sinh để làm lễ Bản mệnh cho đôi trẻ. Kết thúc lễ này, đoàn nhà trai sẽ tạm rời khỏi nhà của cô dâu.

Khi bên trong nhà gái dựng xong “Cửa Bố Mẹ” (hình thức giống như các cửa ải trước), họ lại mời nhà trai vào nhà. Hai bên tiếp tục hát đối đáp với nhau. Kế đến, nhà trai xin làm lễ Hợp Chánh kết duyên đôi lứa.

Lúc này, chủ lễ nhà gái, người được mọi người gọi là “Ông Tá” sẽ đưa chú rể và cô dâu vào phòng làm lễ, niệm thần chú để thu hồn vía của cô dâu và chú rể vào 1 chiếc dù.

Sau đó chú rể rời nhà gái để về nhà trọ, còn cô dâu vào buồng khác nghỉ. Trong khi đó nhà trai và nhà gái sẽ tiếp tục hát đối đáp với nhau đến gần sáng mới kết thúc.

Một đám cưới của người Dao
Một đám cưới của người Dao

Ngày hôm sau, cô dâu và chú rể cùng với 2 họ làm lễ Pay Đòng (bái đường). Nhà trai sẽ công bố tên của những người đến dự đám cưới. Cứ giới thiệu đến tên của ai thì chú rể sẽ đến chào đáp lễ người đó.

Buổi chiều, họ sẽ làm lễ Póng Diền (kết thúc hôn lễ). Những câu hát đối đáp lại vang lên giữa đại diện nhà trai và đại diện nhà gái để xin cô dâu về nhà chồng. Đến đây cũng chính thức kết thúc phần hôn lễ bên nhà gái.

Lễ cưới tại nhà trai dân tộc Dao

Đoàn đón dâu còn phải đi qua 1 ải nữa. Tuy nhiên ải này là do nhà trai lập ra chứ không phải là do bên nhà gái lập ra. Thường là họ hát hỏi những người bên nhà gái lý do tới đây. Bên nhà gái trả lời xong thì 2 bên cùng nhau vào làm lễ Pay Đông (lạy tổ tiên). Cô dâu và chú rể sẽ được đưa vào phòng. Còn bên ngoài, Ông Tá và bên nhà gái cùng nhau lại tổ tiên đã phù hộ. Sau đó, Ông Tá sẽ trao giấy khai sinh của cô dâu cho bên nhà trai để làm lễ nhận dâu.

Đêm đó 2 họ lại hát đối đáp với nhau đến tận sáng hôm sau mới chính thức kết thúc lễ cưới của người dân tộc Dao tại Việt Nam.

>>> Xem thêm: Tại sao mẹ vợ không đưa con gái sang nhà chồng trong ngày cưới

>>> Xêm thêm: Lễ Nạp Tài trong đám cưới là gì?

, , ,

3 bình luận trong “PHONG TỤC VÀ LỄ CƯỚI CỦA NGƯỜI DAO Ở VIỆT NAM

  1. Phong tục cưới hỏi của những dân tộc thiểu số đúng là khá khác lạ so với đám cưới của những người thuộc dân tộc kinh của chúng ta

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *